TỌA ĐÀM TÂM LINH

57

Võ Văn Hòe (Chi hội trưởng Chi hội VNDG VN TP Đà Nẵng)

TỌA ĐÀM TÂM LINH TẠI ĐẠI HỌC DUY TÂN

  1. Cộng đồng ngư dân và chuyển đổi kinh tế – xã hội

Cuộc sống ngư dân đang trải qua những thăng trầm – thịnh vượng – giảm sút

– Nghề cá thời nay có luật chơi riêng, ngư dân vướng mắc vào nhiều quy định về khung pháp lý, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi nhu cầu thị trường giảm sút việc đánh bắt bị đình đốn, có nơi giải tán nghề, dẫn đến mất làng nghề là chuyện đã diễn ra ở nhiều nơi.

– Những chuyến tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn chi phí cao, tạo nên gánh nặng cho họ.

– Trong khi đó hoạt động du lịch phát triển nhanh, chi phí ít nhưng thu nhập cao mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Sự suy giảm lao động tham gia nghề cá, các chức năng và tri thức về biển ngày mai một. Không gian làng biển bị thu hẹp.

– Ngư dân được đề nghị xả bản.

Từ đó làm dẫn đến:

– Thay đổi không gian văn hóa – xã hội do tác động bên ngoài làng cá và do sự đổ vỡ cấu trúc của các liên kết bên trong làng cá. Dó là giá trị văn hóa,  ngay trong gia đình, cộng đồng của làng cá dần định hình theo các kiểu mẫu mới.

Xã hội làng cá thay đổi.

  1. Vai trò của niềm tin trong việc ra quyết định

– Viện dẫn thần linh để ra quyết định cho công việc nghề cá là tâm thức tín ngưỡng tôn giáo. Thần linh ở đây là thần Nam Hải. Thần linh của làng là thần Nam Hải, Tứ vị Thanh nương, thần Thiên Y A Na. (họ không căn cứ vào giấc mơ như người miền núi).

– Khi tại làng cá (đình làng) không có thầy cúng, người làm nghề cá phải truy tìm một thầy cúng từ nơi khác đến để thực hiện các liệu pháp nghi lễ, để họ giữ được niềm tin sau đó ra quyết định cho nghề. Đình làng không có thầy cúng nên ai là người cúng ghe, nên không ai đến đình cúng ghe. Họ đến chỉ để tại ơn thần linh, vậy thôi.

  1. May – rủi, hên – xui và kiêng, kỵ của nghề đi biển

          May – rủi là tính hai mặt trong ứng xử hành vi thờ cúng không phải là mâu thuẫn nhau mà dung hòa nhau giữa diễn ngôn trong gia đình và xã hội giữa hành vi có tính thực dụng và thể diện các nhân. Với người nghề biển may – rủi và kiêng – kỵ đi liền với nhau. (Ví dụ) Các dụng cụ đánh bắt cá vào lúc thực hành nghề nghiệp trở nên linh thiêng trong niềm tin người đi biển.

– May – rủi, kiêng – kỵ (không giống mê tín, dị đoan) trong cộng đồng làng cá tạo nên tâm lý tâm linh trong làng và gia đình. Đôi khi kiêng kỵ bao trùm trong lúc hành nghề, từ đó tạo nên một khoảng không gian riêng để tránh rủi ro. Không gian thiêng này được cắt ra từ không gian vũ trụ, dịch chuyển từ nhà (làng cá) ra biển và cả khi đánh bắt cá trên biển. Niềm tin này mang hy vọng làm giảm thiểu may – rủi, theo đó họ phải kiêng – kỵ để tránh may rủi, giữ cho việc ra quyết định của chủ ghe có hiệu lực, đạt hiệu quả.

– Không gian thiêng trong nghề cá không phải tồn tại vĩnh viễn mà hành nghề xong bấy giờ tất cả không gian thiêng đó được phục hồi, trở lại không gian phàm tục, hội nhập vào không gian vũ trụ.

  1. Kiểm soát rủi ro bằng liệu pháp thay thế

          – Thay thế bằng tiền thật (hoặc vàng mả thay cho tiền), vật cúng. Họ thay thế nhiều hay ít, tùy họ, hy vọng cái họ mang về nhiều gấp nhiều lần vật thay thế. Điều này có liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh làng biển.

– Đây là liệu pháp nghi lễ có tính ma thuật. Người chủ lễ luôn kiểm soát lễ vật, trong đó quýt, mận là hai loại trái cây có lộc nhiều hơn (quýt: quấn quýt; mận: mặn mà) trước khi lên ghe chạy ra vùng biển có mũi Ông, hay Hòn (Nghê), Hòn Hành, hay chỗ được cho là nơi bà Vạn Lạch trú ngự. Qua lễ vật cúng, hương đèn và vật trung gian để van vái cúng mong cho làm ăn được thuận lợi nhiều hơn lộc chủ ghe thay thế. Sau đó mấy ngày hay tuần lễ mới khơi hay ra lộng đánh cá.

– Liệu có kiểm soát được không (liên hệ xưa – nay)

Vấn đề đặt ra là: Vùng biển từ Nhật Bản, Hàn Quốc xuống Việt Nam đến vịnh Thái Lan, Myanmar, ven biển Tây Visayas, miền Trung Philippines, Bengal, biển quanh nhóm đảo Lau – Fiji, nghi lễ cúng biển của họ thế nào? Trong đó biển Việt Nam ta đã biết ít nhiều, nhưng các vùng viển khác thì sao?

  1. Đôi điều về phương pháp nghiên cứu

          Ngoài phương pháp điền dã xã hôi học, các nhà nghiên cứu nên vận dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa của nhân học văn hóa

          Vận dụng nhân học văn hóa trong nghiên cứu các thành phần nghi lễ của tín ngưỡng dân gian người miền biển

         Phương pháp tham dự (quan trọng): cùng ăn, cùng ở, cùng làm mới hiểu hết được những diễn biến hay những thay đổi văn hóa – xã hội một làng nghề hay một gia đình nghề cá. Từ đó mới có thể tạo nên quy trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian nghề biển. Đây là cách thức làm người nội bộ, nhìn bằng con mắt của người trong cuộc. “Với phương này, nhà nghiên cứu bằng mọi cách có thể tham gia vào mọi hoạt động của người dân vùng đối tượng quan sát (trong phạm vi họ cho phép) rồi thông qua những trải nghiệm của chính bản thân để cố gắng lý giải thêm những người dân đó đã hành động với cảm giác và suy nghĩ như thế nào, với ý nghĩa ra sao.

          Phương pháp tiếp cận tương đối

          Phương pháp tương đối (lấy văn hóa là yếu tố xuyên suốt) là cách tiếp cận truyền thống của nhân học văn hóa. Nói cách khác là khắc phục tính tuyệt đối đối với nền văn hóa, từ đó nảy sinh ra phương pháp tương đối. phương pháp này coi trọng mọi nền văn hóa đều có những nét đặc sắc, đa dạng, tránh không đánh giá chủ quan đối với nền văn hóa khác. (Ví dụ: người người biển vùng nào khác, cả người vùng biển Myanmar, Philippines,… cũng phải khách quan trong đánh giá, nhìn nhận. Không có sự hơn thua trong văn hóa, mà chỉ là sự khác nhau mà thôi).

Phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa

          Phương pháp này theo cách dùng văn hóa làm tiêu chí để nghiên cứu so sánh tìm ra bản chất con người. Là phương pháp quan trọng là cách tiếp cận cơ bản của nhân học văn hóa và xã hội. (Ví dụ: so sánh người miền biển ở phía Tây Visayas, miền Trung Philippines, Bengal, biển quanh nhóm đảo Lau – Fiji trong thực hành nghi lễ cúng thần biển có khác với cúng thần tại ngư dân biển Việt Nam)./.