A LĂNG THỊ THANH HƯƠNG – Tộc người Cơ Tu huyện Tây Giang có bao nhiêu dòng họ …

502

 

TỘC NGƯỜI CƠ TU HUYỆN TÂY GIANG CÓ BAO NHIÊU DÒNG HỌ – CÁCH VIẾT VÀ ĐỌC

     

        Huyện Tây Giang từ khi tái lập đến nay đã hơn 11 năm. Nhưng tộc người Cơtu nơi đây đã được tồn tại từ hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Với số dân hơn 17.550 người, tróng đó tộc người Cơtu chiếm  rất lớn khoảng 95%. Vậy, ngay từ khi mới tái lập, huyện nhà đã cho ra đời  nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với việc phát huy, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể vốn có tồn tại ở địa phương giàu truyền thống cách mạng này, trong đó có vấn đề dòng tộc người Cơtu Tây Giang nói riêng

        Tộc người Cơtu vốn đã tồn tại từ lâu đời ở vùng đất này cũng đồng nghĩa với việc sự ra đời của dòng tộc, nhưng do không có sử sách nào ghi chép lại cụ thể sự hình thành của dòng tộc từ khi nào, ở đâu, hoàn cảnh nào…Nên cũng không có nhiều mẫu chuyện nguồn gốc sự ra đời của mỗi dòng họ. Nhưng qua những câu chuyện truyền miệng từ đời này qua đời khác và cho đến bây giờ khi được hỏi các cụ cao niên còn sống kể lại rằng: Vốn xưa kia, tộc người Cơtu chưa có dòng họ cụ thể, rõ ràng như bây giờ, nhưng dần dần sau này đã ra đời các dòng họ khác nhau, xuất phát từ những câu chuyện lạ, hài hước, hy hữu…hình thành nên dòng họ sau này. Ví dụ như: Cơlâu, Bhơriu, Pơloong, Palăng, Riêh…Trải qua bao năm tháng kinh nghiệm săn bắt, hái lượm, lao động sản xuất, cộng đồng dân tộc người phát hiện ra những chàng trai, cô gái  giỏi giang, lanh lợi và thông minh nhưng bên cạnh đó cũng có những khuyết điểm kèm theo như ngu dốt, đần độn…rồi đặt cho họ một cái tên khen chê khác nhau, lâu dần trở thành tên gọi quen thuộc cho họ mà không hề hay biết lúc nào họ trở thành dòng họ này, dòng họ khác. Qua thống kê, sưu tầm hiện nay Tây Giang đã có 33 tộc họ Cơtu, với những tên gọi, phát âm và cách viết không giống nhau, trong đó có những dòng họ có sự pha lẫn từ 2 đến 3 tên gọi khác nhau nhưng thực chất chỉ là một. Có những tên gọi  khác nhau theo vùng, miền hay địa phương này khác địa phương khác nhưng nó có ngữ nghĩa như nhau về mặt nội dung, hay đồng nghĩa với việc nhầm lẫn họ này khác họ kia nhưng rồi cũng chỉ mang một nghĩa. Có những dòng họ có những cách viết khác nhau dẫn đến đọc và phát âm cũng khác nhau lại vô tình khai sinh thêm một dòng họ mới ra đời nhưng thực chất chỉ là một.

       Để cùng chia sẻ với hội thảo, tôi xin cùng trao đổi về việc: Tộc người Cơtu ở huyện Tây Giang có bao dòng tộc và cách viết, đọc của mỗi dòng tộc đó như thế nào.

  1. Tộc người Cơtu ở huyện Tây Giang hiện tại thống kê có 33 dòng tộc họ đó là (theo vần A-B-C):

    – Aviết;           – Coor;                      – Bhơnướch;

    – Abiing;        – Keerr;                       – Pơloong;

    – Avô;             – Cơlâu;                     –  Kađăp;

    – ARool;         – Hốih;                        – Kađăl;

    -Alăng;           –  Hồ;                          – Đhơrđêl;    

    – Arất              – Hiêng;                      – Đhơrngol;

    – Atiing           – Bhơriu;                     – Zơrâm;

    – Ađiih;           – Bhơrao;                    – Bhuup;

    – Aghiêng;       – Riêh;                        – Kariing;

    – Kaphu;          – Rapat;                       – Bhơliing;

    – Kabu;             – Tarương;                  – Palăng;

          Trong những dòng họ trên có những dòng họ có từ 2 đến 3 tên gọi khác nhau nhưng thực chất xét về mặt ý nghĩa chỉ là một mà thôi, ví dụ đó là:

  1. Dòng họ Palăng- Alăng là một. Xưa nay dòng họ này ai cũng gọi là Palăng, nhà của  Palăng, anh em nhà của Palăng ít khi gọi là Alăng…Về sau này khi hỏi anh là họ gì? Thì lại nói cho dễ: Alăng rồi ghi Alăng.
  2. Dòng họ Arất: Arất không phải là một dòng họ riêng mà chỉ là nhánh họ của Palăng (Alăng), xưa nay thường gọi là: Palăng Arất; Palăng Alu, có nghĩa là:

          – Palăng Arất là những anh em có tính khí bộc trực, ngay thẳng, mạnh mẽ, ngang tàng…

          – Palăng Alu là những anh em nhút nhát, yếu đuối, thua kém, dễ bảo, lạnh lùng…

3. Dòng họ Hốih-Hồ là một, họ Hồ này ra đời từ họ Hốih từ sau những năm 1975, họ Hồ này xuất xứ từ xã Axan…

        Về cách viết và đọc chuẩn

       Mỗi địa phương có cách phát âm, âm điệu đọc khác nhau từ đây cũng dẫn đến viết cũng khác nhau…Theo tôi các dòng họ được kể trên đây phải viết và phát âm chuẩn như sau:

  1. Aviết – Aviết
  2. Abiing – Abiing (2 chữ i) nếu một chữ i đọc phát âm sẽ khác.
  3. Avô – Avô
  4. Arâl – Arool (2 chữ oo) đọc là Arool chứ không phải Arâl.
  5. Blúp – Bluúp (2 chữ u) đọc là Bluúp không phải Blụp.
  6. Kaphu – Kaphu
  7. Kabu – Kabu
  8. Coor – Coor (Coor phải 2 chữ o)
  9. Kêr – Kêr (không phải Keer)
  10. Cơlâu – Cơlâu (không phải C’lâu, Clâu, phải bỏ phẩy C’).
  11. Hốih – Hốih
  12. Hồ – Hồ
  13. Hiêng – Hiêng.
  14. Bhơriu – Bhơriu (Bh ơ) không nghi và đọc: Briu, Priu.
  15. Bhơrao – Bhơrao (Bhơ)
  16. Riah – Riêh (R- i -ê –h) càng không được ghi reẹch.
  17. Rapat- Rapát
  18. Tarương-Tarương
  19. Bhơnướch – Bhơnướch (Bhơnướ c h) không nên ghi thiếu như: Bnước hay Bnướch…
  20. Pơloong – Pơloong (Pơ bỏ P’) nếu ghi Ploong, P’loong…đọc thành Pêloong, phẩy loong…
  21. Kađăp- Kađăp ;
  22. Kađăl- Kađăl;
  23. Đhơrđêl- Đhơrđêl (Đh có ơ, rđêl) không nên viết và đọc: Jơđêl hay Idêl…vì không có ý nghĩa gì.
  24. Đhơrngol- Đhơrngol (Đh ơ r) không nên viết và đọc Tangôn, Đangôl, Jơngol…
  25. Bhơling- Bhơliing (Bh ơ và 2 chữ i) không nên viết và đọc: Bling, Alin.
  26. 26.Ađih- Ađiih ( có 2 chữ i)
  1. Karing- Kariing (có 2 chữ i)
  2. Aghiêng- Aghiêng
  3. Alăng-Alăng
  4. Arất – Arất
  5. Ating- Atiing (có 2 chữ i)
  6. Palăng- Palăng ( phía trước có chữ P)                            
  7. Zơrâm- Zirâm ( zi hoặc ơ), không viết và đọc Z’râm sẽ có người đọc và hiểu sai như là: Zétrâm, Zét phẩy râm

          Trên đây là báo cáo của tôi trên tinh thần cầu thị, đề nghị Hội thảo đóng góp, cho ý kiến để có sự thống nhất về Tộc họ của người Cơtu chúng ta./.           

  • Ảnh đại diện: Củ ba kích (Ảnh: VVH)